Dấu hiệu má phanh xe ô tô bị mòn và cách thay thế
ma phanh xe o to bi mon 1 1626359059 1

Dấu hiệu má phanh xe ô tô bị mòn và cách thay thế

Nếu đèn báo lỗi phanh sáng, xuất hiện lực kéo bánh xe, cảm giác đạp phanh quá nhẹ… thì có thể má phanh xe ô tô đã bị mòn. Chủ xe cần kiểm tra và thay thế kịp thời.

Để vận hành ô tô an toàn, chủ xe cần kiểm tra phương tiện thường xuyên để phát hiện tình trạng hư hỏng, hao mòn của các bộ phận quan trọng, đặc biệt là má phanh xe ô tô. Sau thời gian dài sử dụng, má phanh có xu hướng bị mòn dần, gây ảnh hưởng đến sự an toàn khi vận hành. Nếu trang bị cho mình một số kỹ năng cơ bản, chủ xe có thể tự thay thế má phanh tại nhà bằng một vài thao tác đơn giản.

Dấu hiệu má phanh xe ô tô bị mòn

Người điều khiển xe hoàn toàn có thể nhận biết các dấu hiệu má phanh bị mòn thông qua đèn báo lỗi, tiếng ồn hoặc cảm giác lái.

Đèn báo lỗi hệ thống phanh phát sáng là biểu hiện đầu tiên và dễ nhận biết nhất nếu má phanh ô tô bị mòn và cần được thay thế. Bên cạnh đó, người điều khiển xe cũng nên lưu ý những tiếng ồn bất thường phát ra. Rất có thể điều này do bộ phận cảm biến phanh hoặc miếng kim loại nhỏ trên tấm đệm má phanh gây nên.

ma phanh xe o to bi mon 1

Tình trạng má phanh ô tô bị mòn còn có thể phát hiện thông qua dấu hiệu từ lực kéo ở bánh xe. Khi di chuyển, người lái sẽ cảm nhận được một lực kéo khiến xe có xu hướng rẽ trái, rẽ phải mà không theo sự điều khiển vô lăng hoặc ô tô bị giật.

Theo cơ chế hoạt động, việc nhấn chân phanh sẽ khiến má phanh ép sát vào roto, tạo lực cản khiến bánh xe dừng lại. Tuy nhiên, má phanh bị hao mòn quá mức sẽ tạo cảm giác đạp chân phanh quá nhẹ hoặc bị hụt, thậm chí xuất hiện tình trạng vô lăng ô tô bị rung khi đi trên đường mặc dù đang di chuyển với tốc độ ổn định.

Chỉ cần chú ý hơn khi vận hành, không khó để bạn có thể nhận biết những dấu hiệu má phanh xe ô tô bị mòn. Nếu muốn chiếc xe của mình luôn hoạt động trong tình trạng tốt nhất, chủ xe nên kiểm tra hệ thống phanh thường xuyên và sửa chữa, thay thế bộ phận bị hư hỏng kịp thời.

Cách thay má phanh tại nhà đơn giản

Chủ xe hoàn toàn có thể thay thế má phanh tại nhà với một số dụng cụ cần thiết:

– Kích: Sử dụng để nâng và kê bánh xe, thuận tiện cho việc thay má phanh.

– Cần xiết lực và tuýp mở tắc kê: Bộ đôi này được sử dụng để mở và siết tắc kê bánh xe.

– Cờ lê: Sử dụng để mở cụm piston.

– Dây dù: Dùng để treo cụm piston sau khi tháo.

– Cảo ép piston: Dùng để lắp piston vào về vị trí ban đầu.

Khi đã có đầy đủ các vật dụng cần thiết, việc thay má phanh cần được thực hiện theo trình tự như sau:

Bước 1: Tháo bánh xe

Sau khi đậu xe vào vị trí thích hợp, chủ xe nới lỏng đai ốc, tắc kê của bánh xe cần tháo má phanh bằng việc dựa trên độ nặng và độ bám của lốp. Sau đó, nâng xe lên cao hơn nhờ kích để thay má phanh.

ma phanh xe o to bi mon 2

Bước 2: Mở cụm piston, sau đó tháo má phanh cũ

Tiếp theo, chủ xe tiến hành mở cụm piston để tháo má phanh cần thay. Hãy tháo hai bu-lông ắc phanh bọc cao su nằm phía sau kẹp phanh trước khi dùng vít tháo cụm piston ra khỏi cụm phanh.

Piston cần được treo cẩn thận bên cạnh, tránh treo lơ lửng bằng ống dầu phanh vì có thể làm hỏng ống dầu. Lúc này, chủ xe có thể tháo má phanh cũ ra để thay mới.

Bước 3: Thay má phanh mới

Má phanh mới được thay cần đảm bảo cùng kích thước với má phanh cũ và phù hợp với dòng xe. Cần quan sát thứ tự lắp má phanh và phe cài của má phanh cũ để tránh nhầm lẫn khi lắp lại.

ma phanh xe o to bi mon 3

Bước 4: Ép piston phanh

Do má phanh mới không bị mòn nên việc ráp vào vị trí piston cũ sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, piston cần được đưa về vị trí ban đầu bằng cách dùng cảo piston và nén piston cho đến khi có cảm giác cứng tay đồng thời khớp với phanh và má phanh mới.

Bước 5: Lắp lại cụm piston và bánh xe ô tô

Cuối cùng, sau khi nén piston phanh, chủ xe cần lắp lại cơ cấu phanh như cũ, tra dầu vào bu-lông ắc phanh, lắp bánh xe, hạ kích và xiết tắc kê chắc chắn. Ngoài ra, chủ xe cần tăng áp suất phanh bằng cách đạp phanh liên tục.

Theo khuyến cáo từ các nhà sản xuất ô tô, chủ xe nên kiểm tra và thay má phanh định kỳ sau mỗi 50.000 – 80.000 km di chuyển hoặc sau 2 năm sử dụng xe. Tuy nhiên, nếu hệ thống phanh xe phải làm việc cường độ cao như thường xuyên di chuyển trên những tuyến đường có giao thông phức tạp, sử dụng phanh liên tục má phanh xe ô tô sẽ nhanh mòn hơn, thời gian bảo dưỡng định kỳ ngắn hơn. Vì thế, chủ xe cần dựa vào tình trạng xe cũng như thói quen sử dụng để xác định thời điểm kiểm tra má phanh phù hợp, hạn chế nguy cơ mất an toàn khi di chuyển trên đường vì hệ thống phanh không còn hoạt động tốt.

Tham khảo thông tin, đăng ký lái thử và đặt mua các dòng xe ô tô của VinFast như VinFast Fadil, VinFast Lux A2.0, VinFast Lux SA2.0VinFast PresidentVinFast VF e34 hoặc gọi điện đến hotline 1900 232389 để được hướng dẫn chi tiết.

Xin trân thành cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của xevinfastvn.com.

Khách hàng có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến đăng ký, đăng kiểm cần giải đáp hoặc có nhu cầu  mua xe VinFast mời quý khách liên hệ  Đại lý VinFast Hà Nội để được mua xe với giá ưu đãi và nhận nhiều phần quà hấp dẫn cũng như được hỗ trợ các thủ tục đăng ký, đăng kiểm chuyên nghiệp và nhanh chóng.

Đại lý xe VinFast  ủy quyền chính thức của Công ty VinFast – Tự hào là showroom xe VinFast  Royal city uy tín hàng đầu Việt Nam chuyên cung cấp các dòng giá xe VinFast VF e 34,  giá xe VinFast Fadilgiá xe VinFast Lux 2.0giá xe VinFast Lux Sa 2.0,  giá xe VinFast President V8

Dịch vụ chuyên nghiệp, Hỗ trợ mua xe VinFast trả góp, đăng ký, đăng kiểm, giá tốt nhất mọi thời điểm

Khách hàng quan tâm và trải nghiệm xe VinFast vui lòng liên hệ Showroom VinFast Royal city
Dịch vụ chuyên nghiệp, Hỗ trợ mua xe trả góp, đăng ký, đăng kiểm, giá tốt nhất mọi thời điểm

Mọi thông tin vui lòng liên hệ.

Trả lời