Những chi phí “nuôi” ô tô cơ bản
chi phi nuoi xe o to 1 1627028979 1

Những chi phí “nuôi” ô tô cơ bản

Đối với đa phần người dùng Việt, ô tô là một tài sản có giá trị lớn và đi kèm mức phí duy trì cao. Bởi vậy, người mua nên biết một số chi phí nuôi ô tô cơ bản trước khi quyết định sở hữu xe.

Chi phí nuôi ô tô cố định

Nếu tính theo mức thu nhập bình quân đầu người hiện nay tại Việt Nam, số tiền cần chi ra để sở hữu 1 chiếc ô tô tương đối lớn. Chưa kể, sau khi làm thủ tục đăng ký, các chủ xe thường phải nộp thêm một số khoản phí trong quá trình đưa xe vào lưu thông. 

Chi phí đăng kiểm và bảo trì đường bộ

chi phi nuoi xe o to 1

Một trong những loại chi phí nuôi ô tô cố định đầu tiên sau khi mua xe là phí đăng kiểm. Đăng kiểm là một quy trình do các cơ quan chuyên ngành thực hiện để kiểm tra ô tô có đủ các tiêu chuẩn về điều kiện kỹ thuật, độ an toàn, khả năng vận hành… khi tham gia giao thông hay không. Hoạt động này diễn ra theo chu kỳ và tùy thuộc vào loại xe, thời gian sản xuất hay mục đích sử dụng. Lấy ví dụ loại hình phổ biến nhất là xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi không kinh doanh vận tải sẽ có các mốc kiểm định như sau:

 – Đăng kiểm lần đầu là 30 tháng sau ngày sản xuất, các kỳ tiếp theo là 18 tháng một lần. 

 – Sau 7 năm kể từ ngày sản xuất, chu kỳ kiểm định sẽ rút ngắn còn 12 tháng. 

 – Sau 12 năm kể từ ngày sản xuất, chu kỳ đăng kiểm còn 6 tháng.

Mức phí đăng kiểm hiện nay theo Thông tư 238/2016/TT-BTC và Thông tư 199/2016/TT-BTC áp dụng đối với loại phương tiện trên là 340.000 đồng, bao gồm phí đăng kiểm và phí cấp GCN kiểm định.

Bên cạnh đó, phí bảo trì đường bộ (hay phí sử dụng đường bộ) là loại phí mà các chủ phương tiện giao thông phải nộp dành cho mục đích sửa chữa, nâng cấp đường bộ hàng năm. Có 3 cách thức đóng phí đó là nộp cùng thời hạn đăng kiểm, nộp theo năm dương lịch và nộp hàng tháng. 

Đa phần chủ phương tiện sẽ chọn cách đóng theo thời hạn đăng kiểm để tiết kiệm thời gian đi lại và làm thủ tục. Số tiền cụ thể phải nộp áp dụng cho xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi khi chọn hình thức này sẽ dao động từ 780 nghìn đồng đến 3,66 triệu đồng tùy theo chu kỳ 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng hay 30 tháng. 

Hình thức nộp theo tháng sẽ phù hợp hơn với các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh vận tải có nhiều đầu xe. Quy định hiện nay cho phép nếu tổng số tiền phí từ 30 triệu đồng/tháng trở lên, chủ sở hữu được nộp theo tháng để tránh dồn gánh nặng tài chính vào cuối mỗi kỳ đăng kiểm. Các chủ xe có thể tham khảo thêm mức phí dành cho loại hình phương tiện khác tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 293/2016/TT-BTC.

chi phi nuoi xe o to

Chi phí bảo hiểm

Ngay cả khi người lái có kỹ năng lái xe toàn diện và chấp hành luật giao thông nghiêm chỉnh thì vẫn không thể lường hết các sự cố bất ngờ có thể xảy ra trong quá trình di chuyển. Bởi vậy, nhà nước đã ban hành quy định bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) đối với tất cả phương tiện (trừ xe thô sơ) tham gia lưu thông tại Việt Nam. 

Loại bảo hiểm này bao gồm trách nhiệm dân sự liên quan đến việc bồi thường thiệt hại về thương tích hoặc bệnh tật cho bên thứ ba hoặc thiệt hại về tài sản của bên thứ ba, do người được bảo hiểm gây ra. Trường hợp vi phạm luật giao thông, nếu xe chưa được mua bảo hiểm bắt buộc sẽ bị phạt tiền về hành vi không đầy đủ giấy tờ theo các quy định hiện hành.

Mức phí bảo hiểm TNDS hiện nay dao động tùy thuộc vào loại xe, số chỗ ngồi và mục đích sử dụng. Theo tham khảo thông tin từ một số hãng bảo hiểm uy tín, số tiền nộp cụ thể như sau

 – Ô tô chở người 5 chỗ ngồi, không kinh doanh vận tải: 480.000 đồng

 – Ô tô chở người 7 chỗ ngồi, không kinh doanh vận tải: 873.000 đồng

Loại hình bảo hiểm thứ 2 mà người dùng nên mua là bảo hiểm vật chất thân xe. Đây là gói bảo hiểm không bắt buộc nhưng lại rất cần thiết vì có tác dụng chia sẻ cùng chủ xe chi phí sửa chữa khi xảy ra các sự cố mất cắp, cháy nổ, tai nạn bất ngờ, tình huống bất khả kháng do thiên tai như bão lũ, sạt lở, động đất… 

Mức phí áp dụng cho hình thức này phụ thuộc vào các hãng bảo hiểm sau khi thẩm định giá trị xe còn lại, thời gian sản xuất, nguy cơ tai nạn, phạm vi bảo vệ… Trung bình, mức phí này dao động trong khoảng từ 1 – 3% giá trị xe tại thời điểm đánh giá và được thu hàng năm. Đối với các phương tiện đặc thù hoạt động trong môi trường có độ rủi ro lớn như taxi, xe tải, container,… thì mức phí áp dụng sẽ cao hơn thông thường.

Chi phí tài chính

Nếu người dùng vay mua xe trả góp thì khoản trả lãi hàng tháng được xem như chi phí nuôi ô tô cố định ít nhất cho đến hết thời hạn món vay.  

Ngoài ra, chủ sở hữu nên quan tâm đến phần chi phí khấu hao tự nhiên hàng năm để có thể ước lượng giá trị xe còn lại trong trường hợp muốn sang nhượng hay cầm cố, thế chấp tại các tổ chức tín dụng, công ty tài chính. 

Chi phí nuôi ô tô biến đổi

Hàng tháng hoặc theo định kỳ, đây là khoản phí sẽ tiêu tốn một phần đáng kể ngân sách của chủ xe tuỳ thuộc vào loại hình phương tiện, thời gian sử dụng hay tình trạng giao thông.

Chi phí xăng dầu

Mức độ tiêu hao nhiên liệu hàng tháng phụ thuộc chủ yếu vào độ dài quãng đường và tần suất di chuyển của người lái. Ngoài ra, dung tích động cơ, loại động cơ (xăng hay dầu), trọng lượng xe, công nghệ phun nhiên liệu, chất lượng nhiên liệu cũng có ảnh hưởng tương đối đến khối lượng xăng dầu tiêu thụ. Những dòng xe hạng sang thường trang bị động cơ công suất mạnh mẽ, tiện nghi hiện đại, đa tính năng giải trí nên sẽ “ăn xăng” nhiều hơn những dòng xe có thiết kế cơ bản.

chi phi nuoi xe o to hang thang

Một yếu tố khác cũng tác động đến chi phí xăng dầu đó là đặc điểm giao thông nơi chủ xe sinh sống. Nếu thường xuyên gặp tình trạng tắc đường sẽ dẫn tới việc xe có thời gian hoạt động dài, dừng đỗ, tăng giảm ga…liên tục nên tốn nhiên liệu hơn.

Chi phí cầu đường, bến bãi, gửi xe

Tại các đô thị đông đúc thường rất khan hiếm không gian dừng đỗ xe, nhất là trên các tuyến đường trung tâm. Ngoài ra, do mật độ giao thông dày đặc nên rất nhiều nơi có cắm biển báo cấm đỗ để tránh gây ra hiện tượng ùn tắc. Vì vậy, người điều khiển phương tiện sẽ phải tốn chi phí gửi xe tại các khu trung tâm thương mại, hầm chung cư, cơ quan bệnh viện, trường học, điểm đỗ xe công cộng, bãi gửi xe tư nhân…

Các dòng xe dưới 7 chỗ ngồi do cá nhân sở hữu thường không phát sinh quá nhiều phí cầu đường nếu chủ yếu di chuyển trong nội bộ tỉnh thành. Tuy nhiên, với thực trạng những tuyến đường có trạm thu phí BOT được khai thác ngày một nhiều cộng với nhu cầu đi công tác, du lịch ngày càng tăng thì khoản phí này đã chiếm phần đáng kể trong ngân sách hàng tháng của chủ phương tiện.

Chi phí nộp phạt vi phạm

Hầu hết các khoản phạt này xuất phát từ việc lái xe vô tình hay cố ý không tuân thủ quy định của luật giao thông. Đó có thể là các lỗi như vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, dừng đỗ sai quy định, không cài dây an toàn…

Thời gian vừa qua, Chính phủ đã ban hành thêm nhiều nghị định, chế tài có mức phạt tăng nặng để ngăn ngừa tối đa các hành vi gây nguy hiểm đến an toàn giao thông. Trong đó, 2 lỗi vi phạm được áp dụng mức phạt tăng cao nhất mà rất nhiều tài xế mắc phải đó là chạy quá tốc độ và vượt nồng độ cồn quy định trong máu.

Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa

Phần chi phí đầu tiên gồm có rửa xe cơ bản, vệ sinh nội thất, tẩy ố kính, thay dầu nhớt, khử mùi xe… Đây là những bước chăm sóc xe đơn giản và nên được thực hiện thường xuyên.

Tiếp theo là chi phí cho bảo dưỡng định kỳ theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Thông thường, chủ xe nên đưa xe đến cơ sở bảo dưỡng để kiểm tra, đánh giá những bộ phận phức tạp như khoang máy, khung gầm, các hệ thống điện và điện tử, hệ thống phanh, các tính năng an toàn…còn hoạt động ổn định hay không sau một khoảng thời gian vận hành nhất định. Duy trì bảo dưỡng thường xuyên sẽ giúp xe ngăn ngừa được các vấn đề hỏng hóc tiềm tàng, vượt qua những bài “test” khi đến hạn đăng kiểm, kéo dài tuổi thọ và tăng độ an tâm cho chủ xe. 

chi phi nuoi xe o to bao duong

Bên cạnh đó, đôi khi người dùng sẽ phải thay thế, sửa chữa linh kiện, phụ tùng khi xảy ra sự cố va chạm hay do tác động của điều kiện thời tiết, khí hậu. Các loại hư hỏng thường gặp trong trường hợp này là khung xe móp méo, đèn xe hay cửa kính nứt vỡ, lớp sơn trầy xước hay các chi tiết nội thất biến dạng, xuống cấp khi gặp nhiệt độ cao…

Một chi phí nuôi ô tô nữa có thể kể đến đó là nhằm gia tăng cảm giác mới mẻ khi di chuyển, chủ xe có thể quyết định chi tiêu mạnh tay cho việc thay đổi nội thất như bọc lại da ghế, mua mới thảm sàn, lắp thêm chi tiết trang trí, hiệu chỉnh và đánh bóng màu sơn,…

Tham khảo thông tin chi tiết đăng ký lái thử và đặt mua các dòng xe ô tô của VinFast như VinFast Fadil, VinFast Lux A2.0, VinFast Lux SA2.0, VinFast PresidentVinFast VF e34 hoặc gọi điện đến hotline 1900 232389 để được hướng dẫn chi tiết.

Xin trân thành cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của xevinfastvn.com.

Khách hàng có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến đăng ký, đăng kiểm cần giải đáp hoặc có nhu cầu  mua xe VinFast mời quý khách liên hệ  Đại lý VinFast Hà Nội để được mua xe với giá ưu đãi và nhận nhiều phần quà hấp dẫn cũng như được hỗ trợ các thủ tục đăng ký, đăng kiểm chuyên nghiệp và nhanh chóng. 

Đại lý xe VinFast  ủy quyền chính thức của Công ty VinFast – Tự hào là showroom xe VinFast  Royal city uy tín hàng đầu Việt Nam chuyên cung cấp các dòng giá xe VinFast VF e 34,  giá xe VinFast Fadilgiá xe VinFast Lux 2.0giá xe VinFast Lux Sa 2.0,  giá xe VinFast President V8 

Dịch vụ chuyên nghiệp, Hỗ trợ mua xe VinFast trả góp, đăng ký, đăng kiểm, giá tốt nhất mọi thời điểm

Khách hàng quan tâm và trải nghiệm xe VinFast vui lòng liên hệ Showroom VinFast Royal city
Dịch vụ chuyên nghiệp, Hỗ trợ mua xe trả góp, đăng ký, đăng kiểm, giá tốt nhất mọi thời điểm

Mọi thông tin vui lòng liên hệ.

Trả lời