Contents
Từ đầu thế kỷ XIX – khi chỉ là mô hình, cho tới nay, cuộc cách mạng xe điện đang diễn ra với tốc độ nhanh, trên quy mô lớn và sự cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết. Trải qua nhiều thăng trầm trong suốt 200 năm, lịch sử phát triển xe điện đang có những “bước chuyển mình” đáng kể và hứa hẹn bùng nổ trên thị trường trong tương lai.
Lịch sử phát triển xe điện bắt đầu vào năm 1828, khi Ányos Jedlik – nhà vật lý và linh mục người Hungary phát minh ra động cơ điện sơ khai gồm một động cơ một chiều, stato (phần đứng yên của động cơ), roto (phần chuyển động của động cơ) và cổ góp điện. Mô hình thô sơ này chính là nền móng cho hệ thống động cơ điện ngày nay.
Bốn năm sau, vào năm 1832, mô hình xe điện có kích thước đầy đủ đầu tiên trên thế giới ra đời, là sáng tạo của một nhà phát minh người Scotland – Robert Anderson. Về mặt kỹ thuật, mẫu xe không có pin sạc của Robert Anderson hoàn toàn không thể đáp ứng được tiêu chuẩn xe điện khắt khe ngày nay, nhưng có một điều chắc chắn rằng, cỗ xe điện thô sơ này đã tạo ra một sự thay đổi mạnh mẽ so với những chiếc xe ngựa cùng thời.
Năm 1835, Giáo sư người Hà Lan – Sibrandus Stratingh ở Groningen và trợ lý cũng tạo ra một chiếc ô tô điện nhỏ, chạy bằng động cơ điện sơ khai nhưng không có pin sạc.
Đầu máy điện đầu tiên trên thế giới ra đời vào năm 1837 tại Scotland, là phát minh của nhà hóa học Robert Davidsonn. Bộ phận này chạy bằng loại pin tự phát (Galvanic Cell), có khả năng tạo ra năng lượng điện từ các phản ứng oxy hóa tự nhiên diễn ra bên trong các cục pin.
Sau thành công bước đầu, Davidson đã chế tạo một đầu máy xe lửa có kích thước lớn hơn tên là Galvani, trưng bày tại Triển lãm Hiệp hội Nghệ thuật Hoàng gia Scotland năm 1841. Chiếc xe có kích thước lên tới 7 tấn, gồm hai động cơ điện truyền động trực tiếp, các nam châm điện cố định trên thanh sắt và các cổ góp điện đơn giản.
Tuy nhiên trong cuộc thử nghiệm trên Đường sắt Edinburgh và Glasgow, pin đã không đủ năng lượng để đầu máy điện hoạt động. Không dừng lại ở đó, đầu máy điện bị chính các công nhân đường sắt phá hủy vì lo sợ cỗ máy có thể đe dọa tới tính mạng của họ. Thất bại này khiến cho lịch sử phát triển xe điện bị “đứt đoạn” tại đây.
Trong khoảng thời gian này, phát minh về dây dẫn dòng điện đã được cấp bằng sáng chế tại Anh vào năm 1840 và năm 1847 tại Mỹ. Sau 45 năm kể từ khi đầu máy điện thử nghiệm thất bại, vào năm 1887, toa xe chạy bằng pin đầu tiên được đưa vào hoạt động trên Đường sắt bang Bavarian.
Thất bại của những mô hình xe điện sơ khai nằm ở vấn đề pin không thể sạc lại, khiến cho giấc mơ về một chiếc xe điện thay thế hoàn toàn xe kéo bằng sức ngựa trở nên xa vời. Lịch sử phát triển xe điện chỉ được viết tiếp khi nhà vật lý người Pháp Gaston Planté phát minh ra pin axit-chì – loại pin có thể sạc lại vào năm 1859.
Năm 1881, Camille Alphonse Faure – một nhà khoa học người Pháp khác, ông đã thành công trong việc cải tiến thiết kế của pin axit-chì, làm tăng đáng kể dung lượng pin và mở ra tương lai sản xuất pin với quy mô công nghiệp.
Tiếp đó, vào năm 1880, chiếc xe điện đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi nhà khoa học người Pháp Gustave Trouvé. Ông đã cải tiến hiệu suất động cơ điện do Siemens phát triển và sử dụng pin sạc axit-chì cho chiếc xe của mình. Mặc dù cuộc thử nghiệm thành công vào ngày 19/4/1881 trên con phố Rue Valois ở trung tâm Paris nhưng mẫu xe điện của Trouvé không được cấp bằng sáng chế.
Vào năm 1884, nhà phát minh người Anh Thomas Parker đã chế tạo chiếc ô tô điện sản xuất đầu tiên ở Wolverhampton, sử dụng pin sạc dung lượng cao. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến sự kiện William Morrison ra mắt một chiếc ô tô điện đơn giản đầu tiên tại Mỹ vào năm 1889-1891 gây được sự chú ý và đạt được thành công vang dội. Đây được xem là hai sự kiện quan trọng đã đặt nền móng cho xu hướng và sự bùng nổ của xe điện ở những giai đoạn tiếp theo.
Vào cuối thế kỷ XIX, lịch sử phát triển xe điện rẽ sang một trang mới khi các xe taxi chạy bằng pin điện trở nên phổ biến. Tại London, Walter Bersey đã thành lập một đội xe taxi điện chạy trên đường phố vào năm 1897. Cùng với đó ở New York, Công ty Xe điện và Xe chở hàng của Samuel bắt đầu sử dụng 12 xe taxi chở hàng chạy bằng điện.
Năm 1912, nhiều ngôi nhà được nối dây điện, tạo điều kiện cho sự phát triển của ô tô điện, khắc phục trở ngại về cơ sở hạ tầng. Theo thống kê, Mỹ là quốc gia sử dụng xe điện nhiều nhất trên thế giới khi có đến 33.842 chiếc xe được đăng ký lưu hành. Hầu hết các loại phương tiện thời kỳ này đều mô phỏng theo những toa tàu đồ sộ,thiết kế công phu với nội thất xa hoa, vật liệu cao cấp nhằm phục vụ tầng lớp thượng lưu. Sự bùng nổ của ô tô điện lên cao trào nhất vào năm 1910.
Sở dĩ xe điện trở thành xu hướng mới trong một thời gian ngắn là nhờ khả năng vận hành êm ái, không rung lắc, không ồn ào và hạn chế mùi hơn so với xe xăng. Chưa kể, thời gian khởi động của xe điện nhanh hơn xe chạy bằng hơi nước, người lái cũng không phải sử dụng tay quay để khởi động động cơ.
Bên cạnh đó, khi nói đến sự bùng nổ của xe điện, không thể không nhắc đến “chất xúc tác” là dịch vụ đổi pin xe điện. Dịch vụ này được đề xuất lần đầu tiên vào năm 1896 và chính thức đi vào thực tế sau những chính sách từ Công ty Milburn Wagon ở Chicago (Mỹ).
Sau thành công vang dội vào đầu thế kỷ XX, xe điện bắt đầu mất dần vị thế trên thị trường ô tô và chính thức bước vào giai đoạn “thoái trào”. Khi đó, hạ tầng đường bộ được cải tiến đòi hỏi xe phải có khả năng vận hành cao hơn.
Cũng vào thời điểm này, các mỏ xăng dầu lớn đã được phát hiện, tạo đà phát triển cho ngành công nghiệp khai thác dầu khiến giá xăng dầu giảm mạnh. Năm 1912, giá của một chiếc ô tô điện được bán cao gấp đôi một chiếc xe xăng. Chưa kể, việc sử dụng nhiên liệu xăng sẽ tiết kiệm chi phí hơn nguồn điện rất nhiều khi chạy đường dài thời bấy giờ.
Ngoài ra, sức ép từ các loại xe sử dụng động cơ đốt trong cũng là nguyên nhân khiến việc tiêu thụ xe điện giảm. Thời kỳ này, một loạt cải tiến, phát minh được thực hiện nhằm khắc phục nhược điểm của xe xăng trước đây, có thể kể đến như hệ thống khởi động điện của Charles Kettering, bộ giảm thanh của anh em nhà Reeves. Bước ngoặt chỉ thực sự diễn ra khi tập đoàn ô tô Ford bắt đầu sản xuất hàng loạt xe xăng dầu, tạo lợi thế cạnh tranh về giá với xe điện.
Cuối cùng vào những năm 1920, thời kỳ huy hoàng của xe điện đã chính thức “hạ màn”. Sau một thập kỷ phát triển, ngành công nghiệp ô tô điện dần đi vào dĩ vãng, nhường lại sân chơi cho xe chạy bằng động cơ đốt trong.
Niềm hy vọng về ô tô điện nhen nhóm trở lại khi tập đoàn American Motors Corporation (AMC) và Sonotone Corporation công bố nghiên cứu sản xuất một chiếc ô tô điện chạy bằng pin tự sạc vào năm 1959. Loại pin này có thể sạc lại nhanh chóng, trọng lượng nhẹ hơn so với pin axit – chì truyền thống.
Đặc biệt, vào ngày 31/7/1971, chiếc ô tô điện có người lái đầu tiên được lái trên Mặt Trăng trong khuôn khổ chương trình Apollo 15. Mẫu xe này được phát triển bởi công ty con Delco Electronics thuộc tập đoàn Boeing và General Motors, sử dụng động cơ một chiều tại mỗi bánh xe và cặp pin không sạc.
Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2, nhiều quốc gia đã rơi vào tình trạng cạn kiệt tài chính và nhiên liệu. Đến năm 1970, giá xăng đạt đỉnh tại Mỹ khiến các tập đoàn ô tô phải đối mặt với bài toán năng lượng. Chính vì vậy vào năm 1976, Chính phủ Mỹ đã chính thức thông qua Đạo luật Nghiên cứu, Phát triển, Trình diễn Xe điện và Xe Hybrid nhằm thúc đẩy sự phát triển xe điện. Khi đó, nhu cầu ô tô điện được khơi dậy mạnh mẽ lần nữa, lịch sử phát triển xe điện bước vào giai đoạn “hồi sinh”.
Trên thế giới, hầu hết các phương tiện chạy bằng điện là xe điện tốc độ thấp NEV (Neighbourhood Electric Vehicle) với tốc độ tối đa 25mph và trọng tải tối đa 3.000lbs. Theo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường Pike Research, đã có gần 479.000 chiếc xe NEV được lưu hành vào năm 2011.
Tính đến tháng 7 năm 2006, có khoảng 60.000 – 76.000 chiếc xe NEV được sử dụng ở Hoa Kỳ, tăng 56.000 chiếc so với năm 2004. Mẫu xe điện tốc độ thấp được bán chạy nhất là Global Electric Motorcars (GEM) với hơn 50.000 chiếc được bán ra toàn cầu vào năm 2014. Hai thị trường xe điện NEV lớn nhất thế giới trong năm 2011 là Mỹ với 14.737 chiếc và Pháp với 2.231 chiếc.
Tháng 5/2015, các loại xe vận tải điện cùng với xe hạng nhẹ chính thức được sản xuất hợp pháp với con số vượt mốc 500.000 chiếc trên toàn cầu. Tính đến tháng 12/2018, nguồn cung xe du lịch chạy điện toàn cầu đạt 5,1 triệu chiếc, trong đó xe điện EV chiếm 65% và xe PHEV chiếm 35%.
EV (BEV): EV (Electric Vehicle) và BEV (Battery Electric Vehicle) là hai thuật ngữ cùng chỉ loại xe hoàn toàn chạy bằng động cơ điện, không dùng động cơ đốt trong. Pin của loại xe này có thể nạp lại, có khả năng tích trữ điện dùng để chạy mô tơ và các bộ phận bằng điện khác.
HEV (Hybrid Electric Vehicle) là loại xe kết hợp giữa động cơ điện và động cơ xăng trong quá trình vận hành. Pin của HEV có thể sạc bằng cách quay máy phát điện trong khi động cơ xăng đang hoạt động hoặc chuyển đổi động năng thành điện năng thông qua hệ thống phanh tái tạo.
PHEV (Plug-in Hybrid Electric Vehicle) là loại xe Hybrid cắm điện. Động cơ của PHEV tương tự HEV nhưng khác nhau ở cách sạc pin. Pin của xe PHEV được sạc bằng cách cắm trực tiếp vào nguồn điện. Khi cạn pin, xe hoạt động giống như chiếc HEV thông thường, sử dụng năng lượng từ động cơ đốt trong.
Pin lithium-ion là loại pin có thể sạc lại nhiều lần, dựa trên nguyên tắc trao đổi các Ion Lithium giữa hai đầu điện cực để sạc, xả điện. Loại pin này có dung lượng lớn, kích thước nhỏ, khả năng lưu trữ năng lượng trong thời gian dài và thân thiện với môi trường.
Ắc quy còn gọi là pin sạc, pin thứ cấp là nguồn điện thứ cấp, hoạt động dựa trên nguyên lý biến đổi hóa năng thành điện năng để tích trữ, cấp điện và tái sử dụng nhiều lần.
Sạc xe điện là bộ phận dùng để nạp điện cho ắc quy, pin khi cạn điện. Bộ sạc xe điện có 3 cấp độ:
– Cấp độ 1: Sử dụng nguồn điện 120V và mất 8h để sạc đầy cho quãng đường khoảng 121 – 129 km.
– Cấp độ 2: Sử dụng nguồn điện 240V và mất 4h để sạc đầy cho quãng đường khoảng 121 – 129 km.
– Cấp độ 3: Sử dụng bộ sạc nhanh DC, mất 30 phút để sạc đầy cho quãng đường dài 145 km.
Phanh tái tạo (Regenerative Braking System) có nhiệm vụ chuyển hóa động năng thành điện năng cho các xe chạy bằng điện.
ZEV (Zero Emission Vehicle) là xe không phát thải.
Trải qua gần 200 năm kể từ khi xuất hiện, lịch sử phát triển xe điện đang có sự quay trở lại và bùng nổ mạnh mẽ nhờ hàng loạt công nghệ pin tiên tiến. Không đứng ngoài “cuộc chơi”, nhằm đón đầu xu hướng bùng nổ của ô tô điện, chinh phục thị trường thế giới, VinFast đã quyết định đầu tư, lần lượt tung ra thị trường 3 mẫu xe điện thông minh VF e34, VF e35 và VF e36 cùng mô hình cho thuê pin hấp dẫn.
Khách hàng tham khảo thông tin và đặt cọc xe ô tô điện VinFast VF e34 hoặc gọi điện đến hotline 1900 232389 để được hướng dẫn chi tiết.
Xin trân thành cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của xevinfastvn.com.
Khách hàng có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến đăng ký, đăng kiểm cần giải đáp hoặc có nhu cầu mua xe VinFast mời quý khách liên hệ Đại lý VinFast Hà Nội để được mua xe với giá ưu đãi và nhận nhiều phần quà hấp dẫn cũng như được hỗ trợ các thủ tục đăng ký, đăng kiểm chuyên nghiệp và nhanh chóng.
Đại lý xe VinFast ủy quyền chính thức của Công ty VinFast – Tự hào là showroom xe VinFast Royal city uy tín hàng đầu Việt Nam chuyên cung cấp các dòng giá xe VinFast VF e 34, giá xe VinFast Fadil, giá xe VinFast Lux 2.0, giá xe VinFast Lux Sa 2.0, giá xe VinFast President V8
Dịch vụ chuyên nghiệp, Hỗ trợ mua xe VinFast trả góp, đăng ký, đăng kiểm, giá tốt nhất mọi thời điểm
Khách hàng quan tâm và trải nghiệm xe VinFast vui lòng liên hệ Showroom VinFast Royal city
Dịch vụ chuyên nghiệp, Hỗ trợ mua xe trả góp, đăng ký, đăng kiểm, giá tốt nhất mọi thời điểm
Mọi thông tin vui lòng liên hệ.
Xin chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm và theo dõi bài viết của VinFast 3s Phạm Văn Đồng
Có thể bạn quan tâm: Giá xe VinFast
Thủ tục mua xe VinFast trả góp
Khách hàng có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến xe ô tô điện VinFast VF3, VinFast V5, VinFast VF7, VinFast VF6, VinFast VF8, VinFast VF9, VFe34 cần giải đáp hoặc có nhu cầu mua xe VinFast trả góp mời quý khách liên hệ Đại lý VinFast Hà Nội để được mua xe với giá ưu đãi và nhận nhiều phần quà hấp dẫn cũng như được hỗ trợ các thủ tục đăng ký, đăng kiểm chuyên nghiệp và nhanh chóng.
Đại lý xe VinFast ủy quyền chính thức của Công ty VinFast – Tự hào là showroom bán xe VinFast Hà Nội uy tín hàng đầu Việt Nam chuyên cung cấp các dòng xe ô tô điện VinFast
Dịch vụ bán hàng tận tâm, chuyên nghiệp, Hỗ trợ mua xe VinFast trả góp, đăng ký, đăng kiểm, giá tốt nhất mọi thời điểm
Khách hàng quan tâm và trải nghiệm xe VinFast vui lòng liên hệ Showroom VinFast Hà Nội
Dịch vụ chuyên nghiệp, Hỗ trợ mua xe trả góp, đăng ký, đăng kiểm, giá tốt nhất mọi thời điểm
Mọi thông tin vui lòng liên hệ.
ĐẠI LÝ XE VINFAST 3S PHẠM VĂN ĐỒNG, HÀ NỘI
Địa Chỉ: 166 Phạm Văn Đồng, P.Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Hotline: 0987.558.585
Email: xevinfastvn.com@gmail.com
https://xevinfastvn.com