Hướng dẫn phòng chống cháy nổ xe ô tô
chay no xe o to 1

Hướng dẫn phòng chống cháy nổ xe ô tô

Việc nắm rõ hệ thống an toàn trên ô tô và hiểu đúng cách bảo dưỡng xe ô tô định kỳ sẽ giúp các tài xế phòng chống cháy nổ xe ô tô, hạn chế tối đa tình huống đáng tiếc xảy ra.

Cháy nổ xe ô tô: nguyên nhân và cách nhận biết

Ô tô luôn tiềm ẩn nguy cơ gây cháy chập dù xe mới hay cũ. Ô tô bị cháy thường do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Để tránh những rủi ro đáng tiếc, chủ xe cần nắm rõ nguyên nhân và trang bị kinh nghiệm nhận biết nguyên nhân và cách phòng chống cháy nổ xe ô tô.

Nguyên nhân gây cháy nổi xe ô tô

Cháy xe do tai nạn hoặc va chạm:

Ở trường hợp này, ô tô bị cháy hay không còn tùy thuộc vào mức độ va chạm. Về cơ bản, hầu hết với những bộ phận xe như động cơ, ắc quy hay bình xăng dễ gây cháy nổ do va chạm mạnh gây rò rỉ bình xăng, dẫn đến cháy nổ.

Các vấn đề với hệ thống điện, nhiên liệu hoặc hệ thống an toàn trên ô tô:

Theo số liệu của Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an, trên 50% số vụ cháy xe khi đang lưu thông trên đường đều liên quan đến cháy, chập điện. Rõ ràng, đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến cháy nổ xe ô tô. Theo đó, khi xảy ra chập điện, một tia lửa điện phóng ra theo khắp các hệ thống điện trên xe, chỉ gặp tia lửa nhỏ, xăng rất dễ bốc cháy. Nguy hiểm hơn, xăng hoàn toàn có thể tự bốc cháy ở điều kiện 257,2 độ C kèm không khí. Bởi vậy, khi nhiên liệu bị rò rỉ lan ra kim loại hoặc nhựa nóng, khả năng ô tô bị cháy rất cao.

Nếu rò rỉ các loại chất lỏng khác trên xe (như dầu trợ lực tay lái, dầu phanh, dầu hộp số, dầu bôi trơn động cơ, hay cả chất lỏng làm mát máy…) cũng rất dễ xảy ra cháy nổ xe. Bởi khi động cơ vận hành, các chất lỏng này hoạt động tuần hoàn và dễ dàng bị rò rỉ nếu các ống dẫn nhiên liệu hay bình chứa hoạt động không ổn định hoặc bị va chạm.

Ngoài ra, khi sử dụng trong thời gian dài, ống xả có dấu hiệu bị ăn mòn với những vết hở. Đây là bộ phận có nhiệt độ cao nên khi khí thải nóng lọt ra ngoài sẽ dễ bắt lửa với những chất liệu dễ cháy bên ngoài khi di chuyển.

Bên cạnh đó, chất lượng của nhiên liệu cũng là vấn đề đáng lưu tâm. Những loại xăng dầu giả, kém chất lượng, xăng nhiễm tạp chất thường bay hơi rất nhanh khiến các thiết bị dễ bị ăn mòn, kim loại lão hóa nhanh, động cơ chóng hỏng, gioăng cao su bị giãn nở dẫn đến cháy nổ xe ô tô khi xăng, dầu tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc tia lửa.

Chay no xe o to 

Bỏ quên vật liệu dễ gây cháy nổ trên xe:

Bật lửa, hóa chất, bình ga, pin sạc dự phòng, nước hoa, nước uống có ga hay dung dịch vệ sinh sát khuẩn có chứa cồn… đều là những đồ vật dễ gây cháy nổ khi để trong xe. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, đặc biệt là vào mùa hè, nhiệt độ liên tục tăng cao cộng thêm áp suất trong xe lớn, đồng thời trong xe quá kín không có thông gió khiến những vật dụng này nóng lên, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao. Nhiều trường hợp chỉ vì “sai một ly, đi ngàn dặm” khi bỏ quên những đồ dùng này trên xe dẫn tới cháy nội thất hoặc cả xe.

Do thời tiết nắng nóng:

Việt Nam là một quốc gia có nền nhiệt cao. Nguyên nhân khách quan khiến xe ô tô rất dễ bị bốc cháy, đó là khi lưu thông trên đường, rơm rạ, túi ni-lông, giấy báo… vô tình cuốn vào gầm máy, khi gặp nhiệt độ ngoài trời cao kết hợp có gió, sẽ khiến xe dễ bốc cháy.

Nang nong khien xe de boc chay

Dấu hiệu nhận biết

Để “bắt bệnh” ô tô có đang trong vùng nguy hiểm dẫn đến cháy nổ xe ô tô hay không, điều đầu tiên chủ xe cần chú ý quan sát gầm xe và đèn cảnh báo áp suất dầu động cơ sau khi di chuyển. Nếu nhiên liệu bị rò rỉ, dưới gầm xe hoặc mui xe sẽ thấy có chất lỏng hoặc dầu chảy xuống.

Ngoài ra nên chú ý kỹ phần hệ thống dây điện, đặc biệt là dây cao áp của hệ thống đánh lửa và vỏ dây điện. Bởi đây là phần thường xuyên chịu nhiệt độ cao và điện áp cao, dễ bị nứt do lão hóa hoặc bị chuột cắn. Nếu hệ thống dây điện bị nứt hoặc lỏng lẻo, hoặc dây dẫn bằng kim loại bị hở, thì khả năng cao cháy nổ ô tô sẽ xảy ra. Phản ứng ngay khi có mùi lạ (ví dụ như xăng, cao su cháy, nhựa cháy), khói hoặc lửa. Dấu hiệu rõ ràng nhất là nếu nó đến từ dưới mui xe hoặc khu vực bánh xe.

Một đặc điểm dễ nhận biết khác là hệ thống xả phát ra âm thanh lớn, bất thường. Âm thanh này cho biết hoặc bộ phận giảm thanh có lỗ thủng, hoặc liên kết giữa bộ giảm thanh và phần ống xả lỏng lẻo. Nếu ống xả phát ra tiếng thổi phì phì có thể do nhiên liệu lẫn tạp chất, hệ thống nhiên liệu bị tắc nghẽn…

Xe sử dụng nhiên liệu bẩn, kém chất lượng dẫn tới hiện tượng rung lắc mạnh. Lúc này, các khớp nối của động cơ bung ra dẫn đến nhiên liệu dạng lỏng hoặc dạng hơi tràn ra ngoài. Nếu gặp nhiệt độ cao và môi trường giàu oxy xung quanh sẽ dẫn đến cháy, nổ phương tiện.

He thong an toan tren o to 

Mức nhiên liệu, mức dầu hoặc nhiệt độ động cơ thay đổi nhanh chóng và bất thường cho thấy chiếc xe đang gặp vấn đề. Dấu hiệu này được báo hiệu thông qua hệ thống an toàn trên ô tô như đèn cảnh báo động cơ, đồng hồ đo nhiệt độ hoặc đèn báo nhiệt độ. Trong quá trình di chuyển, đồng hồ báo quá nhiệt (tức nhiệt độ dầu bên trong quá nóng), nếu xe tiếp tục di chuyển tiếp có thể làm hở gioăng mặt máy, gây bó máy, lột biên… rất dễ gây ra cháy nổ ô tô.

Hướng dẫn phòng chống cháy nổ xe ô tô từ A – Z

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên tham khảo những lưu ý dưới đây như là “chìa khóa vàng” để chủ xe có thể trang bị thêm kỹ năng phòng chống cháy nổ xe ô tô, đặc biệt trong mùa nắng nóng.

Hướng dẫn cách phòng chống cháy nổ xe ô tô vào mùa nóng

Tại nước nhiệt đới như Việt Nam, thời tiết mùa hè khiến nhiệt độ luôn ở mức cao. Đây là “kẻ thù vô hình” khiến xe dễ bị cháy. Trong mùa nắng nóng này, cần lưu ý một số kinh nghiệm “xương máu” sau để ứng biến kịp thời phòng chống cháy nổ xe ô tô:

Kiểm tra nhiên liệu, hệ thống động cơ và các hệ thống an toàn phòng chống cháy nổ xe ô tô

Để giảm thiểu các rủi ro về cháy nổ, xe ô tô nên được chăm sóc bảo dưỡng thường xuyên và làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Thường xuyên kiểm tra nước làm mát, dầu bôi trơn và bảo dưỡng định kỳ

Động cơ hoạt động quá tải sẽ gây hiện tượng bó máy, rất dễ khiến ô tô cháy nổ. Nếu đồng hồ chỉ nhiệt độ máy vượt quá 50 %, bạn nên tắt máy xe ngay. Điều kiện cần và đủ là tuân thủ nghiêm ngặt lịch thay dầu định kỳ và thay nước làm mát thường xuyên. Nên thường xuyên thay thế, bảo dưỡng một số chi tiết cần thiết để đảm bảo xe luôn luôn hoạt động tốt và kéo dài tuổi thọ của xe. Bên cạnh đó, các loại bu-lông tiếp mát luôn phải được siết chuẩn, đúng giá trị lực. Nếu bị lỏng, rất có thể dẫn đến hiện tượng mô ve và gây cháy xe.

Hạn chế “độ” các thiết bị phụ kiện không cần thiết

Cần hạn chế việc đấu nối và lắp thêm phụ tải. Không nên câu đấu điện của hệ thống này làm nguồn cho hệ thống khác mà phải lấy từ nguồn độc lập. Hoặc nên tìm hiểu kỹ các loại hàng xuất xứ rõ ràng và lựa chọn cơ sở uy tín để thay hoặc lắp thêm thiết bị, nếu có nhu cầu.

Tìm điểm đỗ xe dưới bóng mát

Nếu đỗ xe ngoài trời thời gian dài, cố gắng di chuyển xe dưới bóng râm hoặc gốc cây để đỗ. Ngoài việc phòng chống cháy nổ, xe bạn còn tiết kiệm một khoảng nhiên liệu khi làm khởi động lại máy xe và hệ thống làm mát. Tránh đỗ xe ở những khu vực cỏ khô, nơi có nhiều rơm rạ, lá khô…

O to bi chay vi rom ra

Không để các vật dụng dễ cháy nổ trên xe

Không nên để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào các vật dụng dễ cháy (bật lửa, nước hoa, dung dịch sát khuẩn chứa cồn…) trong xe, nên đặt trong hộp xốp kín để cách nhiệt. Ngoài ra, không nên hút thuốc trong xe ô tô, tránh để tàn thuốc rơi trong xe.

Trang bị bình chữa cháy

Việc mang theo bình chữa cháy trên xe sẽ giúp bạn hạn chế thiệt hại, phòng chống cháy nổ xe ô tô một cách hiệu quả nhất.

Làm gì khi ô tô bốc cháy?

Bình tĩnh đưa người trong xe ra ngoài và đỗ xe vào nơi an toàn

Nếu phát hiện xe có các hiện tượng cháy như mùi khét, nhìn thấy khói, ngay lập tức đưa người trong xe ra ngoài. Sau đó, nhanh chóng đỗ xe vào nơi an toàn như dải phân cách, vỉa hè và cách xa những nơi có chất dễ cháy như cây xăng.

Tắt khóa điện

Trường hợp cháy là do sự cố ở đường ống nhiên liệu, việc tắt khóa điện sẽ giảm thiểu tối đa sự lan rộng của đám cháy trên xe. Hoặc khóa ngay bình xăng, nếu xe có tính năng khóa xăng.

Dập lửa

Dùng ngay bình chữa cháy được trang bị trong xe, hoặc cát, bao tải, vải thấm nước… Nếu lửa bùng nhanh ngoài tầm kiểm soát, tài xế cần nhanh chóng tránh xa đám cháy ít nhất khoảng 40m.

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người dân và lực lượng chức năng

Lúc này, bạn nên kêu gọi sự giúp đỡ từ những người xung quanh hoặc gọi cứu hỏa theo số điện thoại 114 hoặc cho công an, chính quyền địa phương.

Lưu ý là trong bất cứ trường hợp nào, luôn đảm bảo an toàn tính mạng đầu tiên.

Truy cập vinfastauto.com để tham khảo về các dòng xe VinFast với hệ thống an toàn, phòng chống cháy nổ xe ô tô ưu việt.

Xin trân thành cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của xevinfastvn.com.

Khách hàng có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến đăng ký, đăng kiểm cần giải đáp hoặc có nhu cầu  mua xe VinFast mời quý khách liên hệ  Đại lý VinFast Hà Nội để được mua xe với giá ưu đãi và nhận nhiều phần quà hấp dẫn cũng như được hỗ trợ các thủ tục đăng ký, đăng kiểm chuyên nghiệp và nhanh chóng.

Đại lý xe VinFast  ủy quyền chính thức của Công ty VinFast – Tự hào là showroom xe VinFast  Royal city uy tín hàng đầu Việt Nam chuyên cung cấp các dòng giá xe VinFast VF e 34,  giá xe VinFast Fadilgiá xe VinFast Lux 2.0giá xe VinFast Lux Sa 2.0,  giá xe VinFast President V8

Dịch vụ chuyên nghiệp, Hỗ trợ mua xe VinFast trả góp, đăng ký, đăng kiểm, giá tốt nhất mọi thời điểm

Khách hàng quan tâm và trải nghiệm xe VinFast vui lòng liên hệ Showroom VinFast Royal city
Dịch vụ chuyên nghiệp, Hỗ trợ mua xe trả góp, đăng ký, đăng kiểm, giá tốt nhất mọi thời điểm

Mọi thông tin vui lòng liên hệ.

Trả lời