Hướng dẫn cách chọn mũ bảo hiểm đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
huong dan cach chon mu bao hiem dat quy chuan 1 1626884784 1

Hướng dẫn cách chọn mũ bảo hiểm đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Để bảo vệ bản thân khi tham gia giao thông bạn cần chấp hành luật giao thông và nắm vững hướng dẫn cách chọn mũ bảo hiểm đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. 

1. Như thế nào là một mũ bảo hiểm đạt chuẩn?

Mũ bảo hiểm là vật dụng đội trên đầu khi tham gia giao thông Mũ có tác dụng bảo vệ phần đầu luôn an toàn trước các tình huống va đập bất ngờ. Thời kỳ trước, mũ bảo hiểm chỉ được làm bằng nhựa tổng hợp tuy nhiên để nâng cao tính bảo vệ và độ bền, chất liệu mũ đã được gia cường bằng sợi carbon. 

Đối với người điều khiển phương tiện 2 bánh có động cơ, bên cạnh xe máy xăng thì đi xe máy điện cũng cần đội mũ bảo hiểm. Mũ bảo hiểm có tác dụng bảo vệ vùng đầu khi xảy ra sự cố, do đó các bạn cần chú ý chọn mũ bảo hiểm đạt chuẩn, các loại mũ bảo hiểm kém chất lượng có thể gây chấn nếu không may gặp tai nạn. 

Theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người điều khiển phương tiện hai bánh phải có chứng nhận hợp quy theo đúng Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN. Sản phẩm không có chứng nhận thì sẽ bị cấm lưu hành trên thị trường.

Đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn cũng là một trong những lỗi vi phạm giao thông đường bộ thường mắc. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và tránh bị phạt, bạn cần chọn mũ đạt quy chuẩn. 

Mũ bảo hiểm an toàn là mũ đạt quy chuẩn của Bộ Khoa Học và Công nghệ

Mũ bảo hiểm cho người điều khiển, người ngồi trên các phương tiện hai bánh như xe máy điện,  máy xăng khi tham gia giao thông phải có đầy đủ các tính năng sau

  • Mũ có cấu tạo đầy đủ các bộ phận: vỏ mũ, đệm bảo vệ và dây quai đeo. Nếu mũ có thiết kế phần lưỡi trai thì độ dài tính từ điểm kết nối không quá 70mm. Bên cạnh đó, góc nghiêng của phần lưỡi trai không được che khuất tầm nhìn.
  • Mũ bảo hiểm phải được chứng nhận hợp quy, phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Nên lựa chọn các sản phẩm có gắn dấu hợp quy CR, tem chống hàng giả của Bộ công thương và nhãn mác theo quy định của pháp luật.

2. Hướng dẫn cách chọn mũ bảo hiểm chất lượng, đạt chuẩn

Giữa vô vàn sản phẩm mũ bảo hiểm được bày bán trên thị trường, thật khó để biết đâu là sản phẩm đạt chuẩn, đảm bảo chất lượng. Để có thể chọn được mũ bảo hiểm phù hợp, các bạn cần chú ý các điểm sau: 

Chọn mũ bảo hiểm đạt chuẩn cũng là bảo vệ an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông

2.1. Chọn mũ được sản xuất đúng kiểu cách quy định

Tất cả các loại phương tiện hai bánh có sử dụng động cơ đều phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Căn cứ vào QCVN 2: 2008/BKHCN, cách chọn mũ bảo hiểm chất lượng cần tuân thủ quy định như sau:

  • Xác định theo vùng che phủ, sẽ có ba loại: Mũ che nửa đầu giúp bảo vệ phần đầu phía trên; Mũ che trùm đầu và tai giúp bảo vệ từ vùng tai đến đầu của người đội mũ; Mũ che toàn bộ gương mặt giúp bảo vệ đầu, chẩm, tai và cằm của người đội. 
  • Xác định theo chu vi vòng đầu, gồm ba loại: Mũ có chu vi vòng đầu >500mm; Mũ có chu vi vòng đầu từ 500 mm – 520mm; Mũ có chu vi vòng đầu từ >520 mm. 
  • Nếu mũ bảo hiểm có thiết kế thêm phần lưỡi trai có thể gắn mở thì độ dài của lưỡi trai tính từ điểm kết nối dài không quá 70mm và góc nghiêng tránh ảnh hưởng đến góc nhìn.
  • Nếu mũ bảo hiểm có thiết kế phần lưỡi trai gắn liền với vỏ mũ thì độ dài tính từ điểm kết nối không được lớn hơn 50mm và góc nghiêng tránh ảnh hưởng đến góc nhìn.
  • Nếu mũ bảo hiểm có thiết kế vành cứng xung quanh thì phần nhô dài không được quá 20 mm.

2.2. Kích thước mũ vừa vặn, vừa với kích cỡ đầu

Kích thước của mũ rất quan trọng, biết cách chọn size mũ bảo hiểm phù hợp sẽ tạo cho bạn sự thoải mái và an toàn khi đội và di chuyển. Do đó khi mua nón bảo hiểm cần chọn kích thước vừa vặn, hợp cỡ đầu. .

Theo hướng dẫn cách chọn mũ bảo hiểm, để xác định kích cỡ nón bạn có thể sử dụng thước dây để vòng quanh trán để đo đường kính đầu của bạn, và đem đi so sánh với bảng size mũ bảo hiểm mà bạn sắp lựa chọn.

Mỗi nhà sản xuất mũ bảo hiểm sẽ có một cách tính size khác nhau, để chọn mũ có kích thước phù hợp, các bạn cần đội thử để trải nghiệm xem có thoải mái.

Cần lựa chọn mũ bảo hiểm vừa vặn, kích thước phù hợp

2.3. Chất liệu mũ đạt chuẩn

Mũ bảo hiểm phải được sản xuất từ các chất liệu không gây ảnh hưởng sức khỏe người sử dụng. Các góc cạnh, bề mặt vỏ mũ và các bộ phận phải đảm bảo trơn nhẵn, không có cạnh sắc. Không được sử dụng vật nhọn như đinh tán, đai ốc, các gờ và cạnh sắc. Trường hợp mũ có sử dụng đinh tán hay bu lông so với bề mặt vỏ mũ không được cao hơn 2mm. 

Vỏ mũ và lớp đệm bảo vệ phải che chắn và đảm bảo tiêu chuẩn có thể bảo vệ được phần đầu của người đội khi xảy ra va chạm. 

2.4. Nhẹ và không gây mỏi cổ

Ngoài nắm vững các kỹ năng lái xe máy an toàn khi ra đường, bạn cần chọn mũ bảo hiểm phù hợp. Khối lượng của mũ, kể cả phụ kiện kèm theo, phải đảm bảo các yêu cầu dưới đây để tạo cảm giác thoải mái, không gây mỏi cổ cho người sử dụng.  

  • Đối với loại mũ che toàn bộ gương mặt (đầu, tai và hàm): Mũ cỡ lớn có trọng lượng 1,5 kg. Mũ cỡ trung và cỡ nhỏ có trọng lượng 1,2 kg. 
  • Đối với loại che nửa đầu và che phần đầu, tai: Trọng lượng mũ cỡ lớn đạt 1,0 kg; Trọng lượng mũ cỡ trung và cỡ nhỏ đạt 0,8 kg.

Nên chọn mũ bảo hiểm có khối lượng phù hợp để tránh gây mỏi cổ

2.5. Có đầy đủ tem, mác kiểm định

Mũ bảo hiểm dành cho người đi xe mô tô, xe máy chỉ được lưu thông trên thị trường sau khi đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá, nội dung ghi nhãn mũ phải được ghi một cách rõ ràng trên bề mặt. Nội dung nhãn phải bao gồm các thông tin: Tên sản phẩm; Tên và địa chỉ đơn vị sản xuất; Cỡ mũ; Thời gian sản xuất. 

Nếu sản phẩm là hàng ngoại nhập, nhãn phụ của mũ bảo hiểm phải bao gồm các thông tin: Tên sản phẩm; Tên và địa chỉ đơn vị nhập khẩu và phân phối; Chứng nhận của Bộ Khoa học và Công nghệ; Cỡ mũ; Thời gian sản xuất. 

2.6. Độ ổn định của mũ đạt tiêu chuẩn

Theo hướng dẫn cách chọn mũ bảo hiểm, bạn cần chú ý đến kết cấu của mũ bảo hiểm. Kết cấu phải đảm bảo tầm nhìn của người sử dụng, cụ thể: 

  • Góc nhìn hai bên trái và phải của người sử dụng mũ bảo hiểm không được nhỏ hơn 105 độ. 
  • Góc nhìn phía trên, α, không được nhỏ hơn 7 độ. Góc nhìn phía dưới, β, không được nhỏ hơn 45 độ. 

Bên cạnh kết cấu mũ, phần kính chắn gió, phải đáp ứng các yêu cầu sau: 

  • Kính chắn gió phải đảm bảo độ bền, nếu không may bị vỡ khi va đập, không được tạo thành các mảnh sắc nhọn. 
  • Hệ số truyền sáng của kính chắn gió cũng không được nhỏ hơn 85%. 

Dù điều khiển xe máy xăng hay xe máy điện, bạn đều phải đội mũ bảo hiểm

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách chọn mũ bảo hiểm đạt quy chuẩn theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ. Lựa chọn mũ bảo hiểm đạt chuẩn là cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông.

Xin trân thành cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của xevinfastvn.com.

Khách hàng có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến đăng ký, đăng kiểm cần giải đáp hoặc có nhu cầu  mua xe VinFast mời quý khách liên hệ  Đại lý VinFast Hà Nội để được mua xe với giá ưu đãi và nhận nhiều phần quà hấp dẫn cũng như được hỗ trợ các thủ tục đăng ký, đăng kiểm chuyên nghiệp và nhanh chóng. 

Đại lý xe VinFast  ủy quyền chính thức của Công ty VinFast – Tự hào là showroom xe VinFast  Royal city uy tín hàng đầu Việt Nam chuyên cung cấp các dòng giá xe VinFast VF e 34,  giá xe VinFast Fadilgiá xe VinFast Lux 2.0giá xe VinFast Lux Sa 2.0,  giá xe VinFast President V8 

Dịch vụ chuyên nghiệp, Hỗ trợ mua xe VinFast trả góp, đăng ký, đăng kiểm, giá tốt nhất mọi thời điểm

Khách hàng quan tâm và trải nghiệm xe VinFast vui lòng liên hệ Showroom VinFast Royal city
Dịch vụ chuyên nghiệp, Hỗ trợ mua xe trả góp, đăng ký, đăng kiểm, giá tốt nhất mọi thời điểm

Mọi thông tin vui lòng liên hệ.

Trả lời