Contents
Hệ thống túi khí (tiếng Anh là Supplemental Restraint System – viết tắt SRS) là một thiết bị thụ động được trang bị trên ô tô nhằm hạn chế va đập của người ngồi trên xe khi xảy ra va chạm.
Túi khí và dây đeo an toàn được coi là những thiết bị an toàn quan trọng trên xe ô tô. Theo các thống kê tại Mỹ thì hệ thống túi khí giúp hạn chế nguy cơ thương vong lên đến 30%. Khi xe gặp sự cố nguy hiểm hệ thống túi khí sẽ phồng lên rất nhanh để tạo thành đệm hơi có tác dụng làm giảm chấn thương cho người ngồi trong xe và sau đó sẽ nhanh chóng xẹp đi. Hiện nay, tại một số quốc gia, bên cạnh dây đeo an toàn, túi khí cũng được coi là trang bị bắt buộc phải có trên xe ô tô.
Túi khí là trang bị duy nhất trên xe ô tô được sử dụng một lần, khi bắt đầu hoạt động cũng là lúc nó sẽ tự làm hỏng chính nó.
Hệ thống túi khí bao gồm 3 bộ phận chính: Hệ thống cảm biến, bộ phận kích nổ và túi khí.
Hệ thống cảm biến của ô tô bao gồm cảm biến gia tốc, cảm biến áp suất sườn, cảm biến va chạm, cảm biến áp suất phanh, cảm biến trên ghế, con quay hồi chuyển. Tất cả các cảm biến này kết nối chặt chẽ với bộ điều khiển túi khí. Khi có va chạm, hệ thống sẽ kích hoạt một loạt các cảm biến để triển khai túi khí hoạt động giúp bảo vệ người lái và hành khách.
Bộ phận kích nổ có nhiệm vụ tạo ra khí để làm phồng vùng bên trong túi khí và kích nổ khi có va đập xảy ra nhằm đảm bảo an toàn cho người lái.
Túi khí được may bằng các loại vải có độ bền cao, độ co dãn tốt và được gấp, xếp gọn gàng vào các vị trí đặt túi khí. Hầu hết các xe đều có các túi khí ở phía trước bảng điều khiển và nhiều xe cũng có túi khí dọc bên hông xe. Những túi này được nén và giữ trong một khu vực nhỏ. Khi có tai nạn, túi khí nạp khí rất nhanh để tạo ra hệ thống đệm cho người ngồi trong xe nhằm bảo vệ họ không bị văng ra trong trường hợp va chạm.
Để dễ dàng hình dung về cơ chế hoạt động chung của hệ thống túi khí trên xe ô tô, ta có thể tóm tắt thành 3 giai đoạn, từ khi ô tô gặp va chạm cho đến khi túi khí hoạt động.
Giai đoạn 1: Hệ thống điều khiển túi khí chính (gọi tắc là ACU) có nhiệm vụ điều khiển hoạt động của hệ thống cảm biến như cảm biến va chạm, gia tốc, tốc độ và áp lực phanh,… để xác định mức độ va chạm. Các cảm biến chuyển tiếp tín hiệu đến bộ phận điều khiển túi khí, phân tích dữ liệu và có thể điều chỉnh các tính năng an toàn như khóa dây an toàn, khóa cửa tự động, cũng như triển khai túi khí hoạt động. Khi mức độ này vượt quá giá trị quy định của cảm biến trung tâm, thì ngòi nổ nằm trong bộ thổi túi khí sẽ bị đánh lửa.
Giai đoạn 2: Khi bộ phận điều khiển xác định có sự cố, nó sẽ gửi tín hiệu đến hệ thống máy thổi phồng. Ngòi nổ bao gồm một dây dẫn điện bọc bằng vật liệu dễ cháy, sẽ sản sinh ra dòng điện có cường độ từ 1A đến 3A trong vòng dưới 2 mili giây để đốt chất mồi lửa và tạo ra một lượng khí lớn trong thời gian rất ngắn. Cuối cùng, túi khí được bơm căng giúp giảm sự va chạm của con người với các bộ phận trên xe nhằm giảm thiểu chấn thương có thể xảy ra.
Giai đoạn 3: Lượng khí lớn nén trong thể tích nhỏ khiến túi khí bung ra với tốc độ cực lớn, khoảng 300km/h. Sau đó, túi khí sẽ tự xẹp xuống khi nó hoạt động xong. Toàn bộ quá trình thổi phồng và xẹp xuống xảy ra trong khoảng 100 mili giây – tương đương với thời gian chớp mắt. Quá trình này diễn ra quá nhanh nên người ngồi trên xe thường không biết rằng túi khí đã bung ra.
Sau khi va chạm xảy ra, dây an toàn giúp giảm dần vận tốc theo quán tính, do đó giảm lực tác động lên người ngồi trong xe. Túi khí giúp hạn chế khả năng va đập của vùng đầu với các vật thể khác trong xe và hấp thụ một phần lực ảnh hưởng tới người lái và hành khách.
Những vị trí đặt túi khí trên xe ô tô được kí hiệu là SRS, bao gồm:
Túi khí phía trước người lái và hành khách: được kích hoạt khi có va chạm nghiêm trọng ở phía trước trong phạm vi góc đâm 30 độ tính về cả hai bên. Thiết bị sẽ được kích nổ nếu mức độ va đập từ phía trước vượt quá vận tốc 20-25km/h, khi va chạm trực diện vào các vật thể cố định và không biến dạng. Còn đối với các vật có thể dịch chuyển như các xe đang đổ, gầm xe tải hoặc các vật nằm dưới mũi xe, sàn xe thì giới hạn vận tốc để kích nổ sẽ lớn hơn.
Túi khí bên (trái, phải) và túi khí bên trên (túi khí rèm) hay còn được gọi chung là các túi khí hai bên sườn xe: hoạt động khi chịu tác động từ hai bên thân xe, khi nhiệt độ trong xe đạt ngưỡng trên 150 độ C thì túi khí được kích hoạt để bung ra. Đây được coi là trường hợp tự hủy của túi khí. Khi xe va đập trực diện, xe bị lật hoặc bị tác động chéo vào thành bên nhưng không thuộc khu vực khoang hành khách, thì túi khí trên và túi khí rèm có thể không nổ.
Túi khí đầu gối được trang bị cho một số xe ô tô để bảo vệ chi dưới khỏi bị thương do va chạm với bảng điều khiển. Một số nhà sản xuất cung cấp túi khí thắt dây an toàn có nhiệm vụ bảo vệ phần ngực của người ngồi, giảm chấn thương khi va đập xảy ra.
Ngoài các vị trí lắp đặt túi khí trên ô tô kể trên, hiện nay trên thế giới có một số mẫu xe còn được trang bị thêm một số vị trí khác như: túi khí trung tâm, túi khí trên trần xe, túi khí đệm ghế, túi khí kính chắn gió sau… Nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người lái và hành khách nếu có tình huống va chạm ngoài ý muốn.
– Túi khí khi nổ sẽ có tốc độ rất nhanh cũng như tạo ra lực rất mạnh, không để hoặc lắp thêm bất kì vật dụng gì trên hệ thống túi khí của lái xe và hành khách phía trước. Việc để hay lắp thêm vật dụng có thể gây chấn thương cho hành khách khi túi khí hoạt động.
– Túi khí sau khi nổ sẽ tỏa ra một lượng nhiệt rất lớn. Vì vậy, tuyệt đối không nên chạm vào các bộ phận bên trong túi khí sau khi nổ, điều này sẽ khiến bạn bị bỏng.
– Trẻ em dưới 12 tuổi không nên ngồi ở hàng ghế phía trước, điều này rất nguy hiểm nếu xảy ra va chạm. Hệ thống dây đai không đủ lực kéo để hoạt động, trong khi đó lực nổ của túi khí rất mạnh có thể gây chấn thương nặng nề cho trẻ.
Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn cái nhìn tổng quát về hệ thống túi khí trên ô tô, một trong những trang bị an toàn quan trọng và không thể thiếu trên ô tô hiện nay.
Hầu hết các dòng xe ô tô của VinFast đều được trang bị 6 túi khí an toàn và đạt chuẩn. Năm 2021, VinFast vinh dự nhận giải “Hãng xe mới có cam kết cao về an toàn” với các dòng xe đạt chứng nhận 4 hoặc 5 sao tại Chương trình Đánh giá xe mới khu vực Đông Nam Á (ASEAN NCAP). VinFast cũng là thương hiệu duy nhất tại khu vực được xướng tên ở danh hiệu này.
Khách hàng có thể tìm hiểu thông tin, đăng ký lái thử và đặt mua các dòng xe ô tô của VinFast như VF e34, President, Lux SA2.0, Lux A2.0, Fadil hoặc gọi điện đến hotline 1900 232389 để được hướng dẫn chi tiết.
Xin chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm và theo dõi bài viết của VinFast 3s Phạm Văn Đồng
Có thể bạn quan tâm: Giá xe VinFast
Thủ tục mua xe VinFast trả góp
Khách hàng có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến xe ô tô điện VinFast VF3, VinFast V5, VinFast VF7, VinFast VF6, VinFast VF8, VinFast VF9, VFe34 cần giải đáp hoặc có nhu cầu mua xe VinFast trả góp mời quý khách liên hệ Đại lý VinFast Hà Nội để được mua xe với giá ưu đãi và nhận nhiều phần quà hấp dẫn cũng như được hỗ trợ các thủ tục đăng ký, đăng kiểm chuyên nghiệp và nhanh chóng.
Đại lý xe VinFast ủy quyền chính thức của Công ty VinFast – Tự hào là showroom bán xe VinFast Hà Nội uy tín hàng đầu Việt Nam chuyên cung cấp các dòng xe ô tô điện VinFast
Dịch vụ bán hàng tận tâm, chuyên nghiệp, Hỗ trợ mua xe VinFast trả góp, đăng ký, đăng kiểm, giá tốt nhất mọi thời điểm
Khách hàng quan tâm và trải nghiệm xe VinFast vui lòng liên hệ Showroom VinFast Hà Nội
Dịch vụ chuyên nghiệp, Hỗ trợ mua xe trả góp, đăng ký, đăng kiểm, giá tốt nhất mọi thời điểm
Mọi thông tin vui lòng liên hệ.
ĐẠI LÝ XE VINFAST 3S PHẠM VĂN ĐỒNG, HÀ NỘI
Địa Chỉ: 166 Phạm Văn Đồng, P.Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Hotline: 0987.558.585
Email: xevinfastvn.com@gmail.com
https://xevinfastvn.com