6 lý do người tham gia giao thông nên đội mũ bảo hiểm
Tai sao phai doi mu bao hiem 1 1630404856 2

6 lý do người tham gia giao thông nên đội mũ bảo hiểm

Contents

Có rất nhiều lý do giải thích tại sao phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là giúp bảo vệ sọ não của người đội khi có tai nạn xảy ra. Cùng tìm hiểu kỹ hơn các thông tin về cơ chế của mũ bảo hiểm, giúp bảo vệ người đội ra sao qua bài viết bên dưới.

1. Thực trạng tai nạn giao thông và vấn đề không đội mũ bảo hiểm

Theo thống kê của bệnh viện Việt Đức (2007) có đến 50% các ca chấn thương liên quan đến chấn thương sọ não chỉ trong khoảng thời gian ngắn từ ngày 15/9 đến 11/10. 

Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia cũng cho biết rằng trong 6 tháng đầu năm này, có đến 7300 vụ tai nạn giao thông cả nước, trong đó có 6700 người chết và khoảng 5700 người bị thương. 

Các chuyên gia cũng cảnh báo tỷ lệ tai nạn giao thông đường bộ luôn rất cao bởi xe máy thường đi chung với làn với các phương tiện xe khác như ô tô, xe tải, xe khách,… 

Những điều trên là một phần lý giải tại sao phải đội mũ bảo hiểm, đây là việc rất quan trọng để giảm bớt thương vong cũng như chấn thương sọ não cho người đi đường.

Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông để giảm thương vong

2. Hiệu quả bảo vệ của mũ bảo hiểm

Đội mũ bảo hiểm có tác dụng gì? Tại sao có thể bảo vệ được não bộ của người dùng là những thắc mắc của rất nhiều người. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều thắc mắc liên quan đến khả năng giảm chấn thương cũng như các cơ chế hoạt động của mũ: 

  • Mũ bảo hiểm giảm chấn thương sọ não như thế nào? 

Theo Reuters, năm 2013 đã có đến 900 trường hợp tử vong và ước tính có khoảng 494.000 lượt vào phòng cấp cứu ở Hoa Kỳ do các chấn thương liên quan đến xe đạp. Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng những người đội mũ bảo hiểm giảm đến 52% nguy cơ chấn thương sọ não nghiêm trọng và 44% nguy cơ tử vong.

  • Cơ chế bảo vệ của mũ bảo hiểm

Mũ bảo hiểm được bao bọc bên ngoài bởi lớp nhựa cứng, phần bên trong có xốp. Giả sử khi có tai nạn xảy ra và phần đầu bị va đập thì những vật liệu của mũ sẽ giúp phân tán bớt lực đập, giảm phần lực tác động lên phần sọ não rất đáng kể từ đó giảm các khả năng vỡ hoặc nứt hộp sọ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mũ bảo hiểm chỉ có tác dụng thật sự khi bạn chọn và sử dụng các loại mũ chất lượng. 

Chọn mũ bảo hiểm chất lượng giúp giúp phân tán bớt lực đập khi va chạm để bảo vệ não bộ

3. Hỏi đáp về mũ bảo hiểm

Đội mũ bảo hiểm có lợi ích gì? Liệu có phải sẽ giúp giảm tai nạn giao thông không?

  • Đội mũ bảo hiểm có rất nhiều lợi ích nhưng không phải nhờ đội mũ mà tình trạng tai nạn giao thông được giảm. Việc giảm ở đây chính là giảm bớt các chấn thương não bộ, giảm thương vong, bảo vệ tính mạng cho người đội.

Đi xe máy điện/xe đạp điện có buộc phải đội mũ bảo hiểm không?

  • Có. Đây là quy định bắt buộc theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP theo luật giao thông đường bộ. Trong bộ luật ghi rõ người điều khiển phương tiện: xe gắn máy, xe mô tô, xe máy điện xe đạp điện tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm. Chính vì thế dù bạn đang sử dụng các loại xe máy điện chất lượng hàng đầu thì cũng đều cần đội mũ bảo hiểm.

Đội mũ bảo hiểm là bắt buộc đối với người điều khiển xe máy điện

Trẻ em có cần đội mũ bảo hiểm không? Làm sao để trẻ hợp tác đội mũ bảo hiểm?

  • Theo Khoản 3 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, trẻ em dưới 6 tuổi thì không cần phải đội mũ bảo hiểm. Tuy nhiên, trên thị trường hiện này đã có rất nhiều loại mũ bảo hiểm dành cho trẻ ở mọi độ tuổi. Vậy nên, việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ không chỉ có chức năng bảo vệ mà còn là hình thành thói quen tham gia giao thông an toàn và tuân thủ luật giao thông đường bộ khi lớn.

Làm sao để nhận biết chiếc mũ bảo hiểm chất lượng?

Theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN ban hành về quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy ngày 28/4/2008 có các quy định rõ ràng như:

  • Cấu tạo cơ bản của mũ đạt chuẩn chất lượng đều phải có các bộ phận gồm: Vỏ mũ, lớp đệm bảo vệ bên trong để giảm lực tác động, quai đeo. Đồng thời mũ phải được sản xuất bằng vật liệu không gây hại đến da hay tóc của người đội. 

  • “Bề mặt phía ngoài của vỏ mũ và các bộ phận lắp vào mũ phải nhẵn, không có vết nứt, không có gờ và cạnh sắc. Không được sử dụng đinh tán, bu lông, đai ốc, khoá quai đeo có các gờ và cạnh nhọn, sắc. Đầu đinh tán, bu lông không được cao hơn 2mm so với bề mặt phía ngoài của vỏ mũ,…”

  • “Theo tiêu chuẩn Việt Nam và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm, không có khái niệm mũ bảo hiểm cách điệu, cũng không quy định về kiểu dáng bắt buộc áp dụng. Các loại mũ bảo hiểm chỉ được lưu hành khi đã thực hiện công bố phù hợp tiêu chuẩn, công bố hợp quy (bắt buộc áp dụng từ 15.11.2008). Vì vậy, chỉ những mũ bảo hiểm thời trang cách điệu không được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy theo quy định mới không được phép lưu hành.”

Nên chọn mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng đúng với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm

Tại sao cần chọn mũ bảo hiểm vừa vặn với đầu?

  • Bởi vì điều này giúp gia tăng khả năng bảo vệ cho phần đầu của người điều khiển. Nếu người dùng đội chiếc mũ quá to hoặc quá chật thì sẽ không thể cố định được mũ. Nếu có xảy ra tai nạn mũ có thể bị xô lệch sẽ không còn tác dụng bảo vệ an toàn khi va chạm được. 

  • Bên cạnh đó, nếu chọn được chiếc mũ vừa vặn với đầu bạn, quai mũ khít với phần cằm, bạn sẽ luôn có cảm giác thoải mái, dễ chịu, không bị đau đầu trong suốt chặng đường lưu thông. Hãy tham khảo thật kỹ các hướng dẫn chọn mũ bảo hiểm đúng quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia nêu trên khi đi mua để vừa chọn được loại mũ hợp quy chuẩn, an toàn và đẹp, bền.

  • Ngoài ra, người dùng cũng cần nhớ các hướng dẫn đội mũ bảo hiểm đúng cách để tăng tính năng bảo vệ an toàn cho bản thân khi điều khiển hay tham gia giao thông bằng các loại xe cơ giới. 

Đội mũ bảo hiểm đúng cách, vừa vặn là cách để bảo vệ bạn khi tham gia giao thông

4. Lỗi không đội nón bảo hiểm phạt bao nhiêu

Đi xe máy chắc chắn cần đội mũ bảo hiểm, vậy đi xe máy điện có phải đội mũ bảo hiểm không?

Hiện nay đã có đầy đủ các quy định áp dụng với người điều khiển xe máy lẫn người điều khiển xe máy điện/xe đạp điện về việc đội mũ bảo hiểm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Nếu không tuân thủ bạn sẽ bị xử phạt tài chính đối với cả người điều khiển và người ngồi sau:  Mức phạt từ 200.000 – 300.000 vnđ.

Với những lý giải tại sao phải đội mũ bảo hiểm trên đây mong rằng bạn có thêm những tham khảo hữu ích. Hãy luôn nhớ đội mũ bảo hiểm chất lượng khi tham gia giao thông dù là xe máy hay xe điện để bảo vệ bản thân thật tốt.

 

 

Xin trân thành cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của xevinfastvn.com.

Khách hàng có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến đăng ký, đăng kiểm cần giải đáp hoặc có nhu cầu  mua xe VinFast mời quý khách liên hệ  Đại lý VinFast Hà Nội để được mua xe với giá ưu đãi và nhận nhiều phần quà hấp dẫn cũng như được hỗ trợ các thủ tục đăng ký, đăng kiểm chuyên nghiệp và nhanh chóng. 

Đại lý xe VinFast  ủy quyền chính thức của Công ty VinFast – Tự hào là showroom xe VinFast  Royal city uy tín hàng đầu Việt Nam chuyên cung cấp các dòng giá xe VinFast VF e 34,  giá xe VinFast Fadilgiá xe VinFast Lux 2.0giá xe VinFast Lux Sa 2.0,  giá xe VinFast President V8 

Dịch vụ chuyên nghiệp, Hỗ trợ mua xe VinFast trả góp, đăng ký, đăng kiểm, giá tốt nhất mọi thời điểm

Khách hàng quan tâm và trải nghiệm xe VinFast vui lòng liên hệ Showroom VinFast Royal city
Dịch vụ chuyên nghiệp, Hỗ trợ mua xe trả góp, đăng ký, đăng kiểm, giá tốt nhất mọi thời điểm

Mọi thông tin vui lòng liên hệ.

Trả lời